Đang diễn ra Tuần 3: 06/12/2024 - 12/12/2024
Ngày
Giờ
Phút
Giây
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam; Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn) như sau:
I. TÊN GỌI, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
1. Tên gọi: Cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
2. Phạm vi: Cuộc thi được tổ chức trên môi trường internet, không giới hạn về phạm vi địa lý.
3. Đối tượng dự thi
- Báo cáo viên các cấp và đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt ở cơ sở.
- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; chiến sĩ các lực lượng vũ trang; đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội; các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước.
Lưu ý: Thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ Chuyên gia, Tổ Thư ký không được dự thi.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN THI
1. Nội dung thi
- Chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Chặng đường lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Lịch sử và ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
2. Hình thức thi
- Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, trực tuyến trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (https://baocaovien.vn) của Ban Tuyên giáo Trung ương và các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử có link liên kết Cuộc thi.
- Mỗi tuần thi có 01 bộ câu hỏi (gồm 11 câu), trong đó có 10 câu trắc nghiệm liên quan đến nội dung thi được lựa chọn ngẫu nhiên từ bộ đề của Ban Tổ chức và 01 câu dự đoán số lượt người trả lời đúng tất cả các câu trắc nghiệm. Mỗi lượt thi trực tuyến kéo dài tối đa 10 phút. Bài dự thi chỉ được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 11 câu hỏi.
- Người dự thi được tham gia thi tối đa 07 lượt thi trong mỗi tuần thi.
- Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố kết quả các cá nhân đạt giải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn) và một số báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử.
3. Thời gian thi
Cuộc thi được tổ chức từ ngày 22/11/2024 đến hết ngày 12/12/2024, gồm 03 tuần thi:
- Tuần thi thứ nhất: Ngay sau Lễ phát động Cuộc thi, dự kiến sáng ngày 22/11/2024 đến hết ngày 28/11/2024, theo múi giờ Việt Nam (GMT+7).
- Tuần thi thứ hai: Từ 00h00’ ngày 29/11/2024 đến hết ngày 05/12/2024, theo múi giờ Việt Nam (GMT+7).
- Tuần thi thứ ba: Từ 00h00’ ngày 06/12/2024 đến hết ngày 12/12/2024, theo múi giờ Việt Nam (GMT+7).
III. CÁCH THỨC DỰ THI, CÁCH TÍNH ĐIỂM CUỘC THI
1. Cách thức dự thi
- Người dự thi sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối Internet để tham gia Cuộc thi, truy cập địa chỉ của Cuộc thi trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (https://baocaovien.vn) hoặc các báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử có link liên kết Cuộc thi.
- Người dự thi cung cấp đầy đủ, đảm bảo chính xác thông tin cá nhân trước khi vào thi theo yêu cầu.
- Người dự thi không được thay đổi thông tin khai báo trong các lượt thi, thông tin này sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xác minh và trao giải.
- Tại Trang chủ của Cuộc thi, người dự thi thực hiện các bước sau để tham gia dự thi:
Bước 1: Nhập các thông tin cá nhân: Họ và tên (ký tự có dấu); số điện thoại liên hệ; địa phương, đơn vị; chuyên môn công tác. Các thông tin bắt buộc này là thông tin không thay đổi và được sử dụng trong suốt quá trình tham gia thi.
Bước 2: Người dự thi bấm nút “Bắt đầu” để vào phần trả lời các câu hỏi. Người dự thi trả lời các câu hỏi bằng cách chọn 01 phương án đúng nhất (đối với các câu hỏi trắc nghiệm) hoặc điền từ thích hợp (đối với các câu hỏi dạng điền từ).
Bước 3: Sau khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, người dự thi phải dự đoán tổng số lượt người thi trả lời đúng 10 câu hỏi trắc nghiệm; nhấp chuột vào phần “Nộp bài” để kết thúc phần trả lời.
Thời gian tối đa mỗi lượt thi là 10 phút (thời gian được tính kể từ thời điểm người dự thi bắt đầu vào thi đến thời điểm bấm nút nộp bài thi).
2. Cách thức xét giải thưởng Cuộc thi để trao giải
- Mỗi tuần thi, người dự thi được tham gia tối đa 07 lượt thi. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ lấy kết quả thi cao nhất trong các lần thi của người dự thi để xét giải thưởng.
- Các tiêu chí xét giải thưởng:
+ Người trả lời đúng tất cả 10 câu hỏi trắc nghiệm tại mỗi lượt dự thi của tuần thi.
+ Người dự đoán đúng hoặc gần đúng nhất số lượt người dự thi trả lời đúng 10 câu hỏi trắc nghiệm (tại tuần thi đó).
+ Người có thời gian hoàn thành bài thi ít nhất tại lượt thi được xét.
IV. GIẢI THƯỞNG
Mỗi tuần thi có các giải thưởng bao gồm:
- 01 Giải Nhất: 10.000.000 đồng/giải (Mười triệu đồng/giải);
- 02 Giải Nhì: 6.000.000 đồng/giải (Sáu triệu đồng/giải);
- 03 Giải Ba: 4.000.000 đồng/giải (Bốn triệu đồng/giải);
- 10 Giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải).
Căn cứ kết quả Cuộc thi và nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa (nếu có), Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, quyết định điều chỉnh cơ cấu giải thưởng, mức giải thưởng, quà tặng cho phù hợp.
Cá nhân đạt giải thưởng Cuộc thi được nhận tiền thưởng và quà tặng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
Tiền thưởng được trao trực tiếp tại Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương, số 2B, Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội; hoặc chuyển tới số tài khoản ngân hàng của người đạt giải (theo thông tin cá nhân người đạt giải cung cấp).
Trong thời gian 14 ngày kể từ ngày công bố kết quả Cuộc thi trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên, cá nhân đạt giải không cung cấp và xác nhận thông tin cá nhân với đại diện Ban Tổ chức Cuộc thi hoặc từ chối nhận giải, Ban Tổ chức sẽ chuyển giá trị giải thưởng vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
V. QUY ĐỊNH CẤM, KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Các hành vi bị cấm:
- Nhờ người khác thi hộ;
- Sử dụng thông tin cá nhân không chính xác so với thực tế để tham gia dự thi; sử dụng nhiều loại giấy tờ cá nhân để tham gia thi.
- Cung cấp thông tin cá nhân để người khác sử dụng tham gia dự thi;
- Dùng các biện pháp kỹ thuật can thiệp vào hệ thống làm ảnh hưởng hoặc sai lệch kết quả bài thi;
Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ không công nhận và hủy kết quả thi của người dự thi nếu phát hiện người dự thi có một trong các hành vi vi phạm trên.
2. Trường hợp có khiếu nại liên quan đến kết quả Cuộc thi, người khiếu nại liên lạc với Thường trực Cuộc thi hoặc gửi văn bản đến Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, giải quyết trong thời gian 14 ngày kể từ ngày công bố kết quả Cuộc thi trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên.
3. Việc chọn bài thi đạt giải và giải quyết những vấn đề phát sinh do Ban Tổ chức Cuộc thi quyết định.
VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ
1. Tra cứu, tìm hiểu thông tin, thể lệ, hướng dẫn, giải đáp, cập nhật hoạt động của Cuộc thi tại địa chỉ website: https://baocaovien.vn, các báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử có link liên kết Cuộc thi.
2. Thường trực Cuộc thi:
- Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương: Số 2B, Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 080.44348. Email: phongbaocaovientw@gmail.com.
- Hỗ trợ về kỹ thuật: Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn, Thông tấn xã Việt Nam. Điện thoại: 0243.9333263.
Trên đây là Thể lệ Cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”. Trong quá trình tổ chức, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ Thường trực Cuộc thi để được giải đáp, hỗ trợ./.
|
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI |
04-12-2024 | Kết quả Tuần thứ nhất Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam – 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” |
“Đội quân nhà Phật” là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
Trong lễ mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được tổ chức tại cánh Đồng Mường Thanh, Đại đoàn nào được nhận cờ “Quyết chiến, quyết thắng"?
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập ở đâu?
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân khi thành lập, ai làm đội trưởng?
Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người?
Trận đầu đánh thắng của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân?
Việt Nam Giải phóng quân được thành lập ở đâu?
Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23/10/1961, do ai làm Đoàn trưởng?
Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Liên quân Việt - Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai?
Trong 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972, “Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II”), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên?
Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Vì độc lập; vì tự do; Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” trong Thư chúc mừng năm mới đồng bào và chiến sỹ cả nước nhân dịp đầu năm?
Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng nào?
Vị tướng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
Cụm từ viết tắt “ADMM+” thể hiện nội dung nào dưới đây?
Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
Nghị quyết số 44-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu mục tiêu: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia ... , trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.
Nội dung lời thề thứ 9 trong 10 lời thề danh dự của quân nhân: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng 3 điều nên: Kính trọng dân; giúp đỡ dân; ... dân và 3 điều răn: Không lấy của dân; không dọa nạt dân; không quấy nhiễu dân, để gây lòng tin cậy yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và ... quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.”
Nghị quyết số 44-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu mục tiêu: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia, ..., an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.
Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm: “Những ai tôn trọng lợi ích quốc gia - dân tộc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Việt Nam đều là ...”.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững ... quốc gia trên không gian mạng trong mọi tình huống.”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Bổ sung nội dung quốc phòng, an ninh trong quy hoạch các vùng, miền có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với kinh tế - xã hội. Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành ... vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa vào dân, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “thế trận lòng dân” gắn với xây dựng thế trận ..., thế trận an ninh nhân dân vững chắc; thiết lập thế trận an ninh liên hoàn bên trong với bên ngoài biên giới quốc gia và trên không gian mạng; đặc biệt coi trọng an ninh mạng.”
Ngày 08 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ. Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên ..., không nên chủ quan khinh địch.”.
Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập (22/12/1944 – 22/12/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì ... của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng.”
Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm: “Thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia ..., không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam?
Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào?
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?
Bài hát “Tiến bước dưới quân kỳ” do nhạc sĩ nào sáng tác?
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì?
Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?
Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ở đâu, vào thời gian nào?
Quan điểm: “Phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng…” lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta?
Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội?
Tổng cục Xây dựng kinh tế - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào?
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai?
“Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” ra đời từ khi nào?
Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
Đây là nội dung lời thề thứ mấy trong 10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng 3 điều nên: “Kính trọng dân; giúp đỡ dân; bảo vệ dân” và 3 điều răn: “Không lấy của dân; không dọa nạt dân; không quấy nhiễu dân”, để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”?
Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu mục tiêu: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, ... ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.
Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm: “Thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là ... ; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng ... hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa phương trọng điểm.”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh ... giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia ... của Liên hợp quốc. Chủ động phối hợp với các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống, tạo vành đai an ninh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.”
Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động ..., kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm: “Thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, ... về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên ... trong mọi tình huống.”
Theo quy định của Luật Quốc phòng, nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, ..., nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa vào dân, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng thế trận “...” gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; thiết lập thế trận an ninh liên hoàn bên trong với bên ngoài biên giới quốc gia và trên không gian mạng; đặc biệt coi trọng an ninh mạng.”